CÁC BƯỚC CHUẨN BỊ ĐỂ VẼ TRANH TRUYỀN THẦN BẰNG CHÌ THẬT ĐƠN GIẢN
Tranh truyền thần là gì?
Tranh truyền thần là một thể loại hội họa mà người họa sĩ truyền lại cái “thần” của người được vẽ. Tức là truyền đạt được cảm xúc, thần thái thông qua tác phẩm.
Để vẽ lại một bức ảnh đòi hỏi người họa sĩ phải có ý chí kiên trì, cần mẫn, tập trung cao độ. Bức ảnh sau khi hoàn thành không chỉ giống với ảnh được chụp mà còn phải truyền được thần thái của con người đó. Quan trọng nhất đó chính là đôi mắt của người được vẽ mà người họa sĩ gọi là điểm nhãn. Đó chính là nét độc đáo trong các bức tranh truyền thần mà không một loại tranh nào khác thực hiện được.
Họa phẩm (dụng cụ và nguyên vật liệu) cho việc vẽ truyền thần bằng chì bao gồm:
- Bàn vẽ (thay cho giá vẽ). Đóng hoặc mua loại bàn vẽ có hệ thống điều khiển lên xuống, ngang ngữa. Hoặc có thể dùng giá vẽ bình thường có bảng vẽ bằng gỗ ván ép.
- Thước phóng đại (loại thước dùng để sao chép bản đồ). Loại này tiện ích giúp cho họa sĩ truyền thần phóng ảnh nhanh. Thay vì phải ngồi phát họa mất thời gian mà không chuẩn mực.
- Bút chì 2B, 4B hoặc 6B. Khi phóng ảnh hoặc phác họa chỉ dùng loại 2B thật nhẹ, thật nhạt, cẩn thận không đè mạnh làm lún hoặc thủng giấy. Sau này sẽ ảnh hưởng khi vẽ bột đen hoặc màu. Loại 4B và 6B gọt thật nhọn đầu để kẻ tô điểm thêm lông mi, lông mày và tóc sau khi vẽ xong.
- Giấy canson Pháp, gấm, lụa. Tùy theo nhu cầu khách đặt hàng mà chọn các chất liệu cho phù hợp. Giấy canson Pháp là loại
- Cục tẩy loại xịn, cây nhôm gắn tẩy. Mua loại tẩy thật tốt để tránh làm hỏng giấy khi tẩy, cắt nhỏ để tẩy các chi tiết nhỏ. Tốt nhất là chế biến một loại bút kẹp bằng nhôm, cắm cục tẩy vào đầu bút để xóa.
- Kính lúp phóng đại. dùng để phóng đại các loại ảnh quá nhỏ, có thể chụp lại để phóng ảnh lớn hơn.
- Thước gỗ chữ T, thước mica. Thước gỗ chữ T dùng để kê tay khi vẽ, còn thước mica dùng đo kích cở giấy và để kê mà rọc giấy cho thật thẳng.
- Dao rọc giấy. dùng để rọc giấy, một số đinh mũ để ghim giấy vào bảng vẽ (pano).
Các bước chi tiết cho môt bức tranh truyền thần bằng chì
Bước 1: Quan sát và đánh giá đo đạc
Chia khuôn mặt ra làm 5 phần để tiện cho việc ước lượng và vẽ phác họa.
Phần 1: Từ đỉnh đầu đến phần lông mày (phần trán).
Phần 2: Phần lông mày đến trọng tâm của 2 con mắt.
Phần 3: Tiếp theo đến hết mũi.
Phần 4: Đến giữa đôi môi.
Phần 5: Còn lại, phần môi cho đến cằm
Ta có thể chia nhỏ hơn nữa để vẽ phác họa trước như phần đôi mắt, cánh mũi và đôi môi.
Bước 2: Hãy chọn ra kiểu môi, lông mày, mắt nhé
Cơ bản thì các kiểu phác họa của lông mày, mắt, môi đều được đề cập ở dưới đây. Bạn hãy hình dung và tự ạo ra cho mình một kiểu phù hợp với nhân vật mà bạn cần vẽ tới.
Bước 3: Khuôn mặt
Sau khi đã căn chỉnh và ước lượng khoảng cách thì đến bước phác họa trên giấ.
Vẽ đường viền cơ bản nhất của khuôn mặt rồi ước lượng xem khoảng cách và vẽ đường chia mà ta đã định sẵn (5 phần).
Thử ước lượng hình trên xem . Khoảng cách từ đỉnh đầu tới lông mày = khoảng cách từ lông mày đến hết mũi, mỗi phần > 1/3 khuôn mặt. Phần từ đỉnh mũi đến cằm <1 .=”” khu=”” m=”” n=”” t=””>
Bước 4: Phác thảo chi tiết khuôn mặt
Khi mọi công việc đo đạc, nhận xét đã xong thì ta hãy vẽ một khuôn mặt phác thảo hoàn chỉnh với một tỉ lệ chuẩn.
Bước 5: Vẽ đôi mắt, cửa sổ tâm hồn
Đôi mắt thật sự là rất quan trọng khi bạn vẽ tranh truyền thần.
Các bộ phận của một đôi mắt hoàn chỉnh bạn cần thể hiện. Tròng mắt phần màu đen, nhãn cầu, phần màu trắng, Con ngươi: lỗ trắng tròn nhỏ xíu trong tròng mắt. Lông mi, hốc mắt và phần mí mắt nữa. Một đôi mắt chi tiết và đẹp đã quyết định phần lớn sự thành công của bạn rồi đó.
Bước 6: Vẽ lông mày
Lông mày nếu bạn quan sát kĩ thì chúng được mọc và có định hướng rất rõ ràng và không như tóc. Hãy tìm ra một khoảng cách hợp lý để đặt lông mày và đan nét.
Bước 7 : Vẽ đôi môi, miệng
Nhân vật tôi đang vẽ trên đang cười thầm, khuôn miệng rộng và có phần phản chiếu ánh sáng ở giữa. Hãy vẽ theo thứ tự từ giữa ra ngoài rồi đánh bóng nhé. Tức là vẽ đường giao giữa 2 môi, môi trên, môi dưới rồi đánh bóng
HOÀN THIỆN: Cách phun keo bảo vệ.
Lưu ý nhỏ:
Đã có đậm nhạt rõ ràng, ta dùng chì HB để vẽ kĩ phần chân dung người mẫu, tức là phần tiền cảnh, để tạo không gian xa gần.
Đối với phần hậu cảnh bây giờ ta không cần vẽ nhiều nữa mà chỉ tìm cách chuyển độ sao cho mượt mà. Cố gắng nheo mắt thường xuyên để cân chỉnh sắc độ cho hợp lý.