Họa sĩ Cù Huy Hà Vũ

Cù Huy Hà Vũ (sinh ngày 2 tháng 12 năm 1957; nguyên quán xã Ân Phú, huyện Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh) là một tiến sĩ luật học,[1][2] thạc sĩ văn chương,[3] nguyên Hội viên Hội Mỹ thuật Việt Nam, và là nhân vật bất đồng chính kiến với Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.


Cù Huy Hà Vũ
Sinh Cù Huy Hà Vũ
Ân PhúVũ QuangHà Tĩnh
Nơi cư trú Điện BiênBa ĐìnhHà Nội
Quốc tịch Việt Nam
Học vấn Tiến sĩ Luật đại học Sorbonne(Paris), Pháp
Nghề nghiệp Luật sư
Cha mẹ Cù Huy Cận

Cù Huy Hà Vũ (sinh ngày 2 tháng 12 năm 1957; nguyên quán xã Ân Phúhuyện Vũ Quangtỉnh Hà Tĩnh) là một tiến sĩ luật học,[1][2] thạc sĩ văn chương,[3] nguyên Hội viên Hội Mỹ thuật Việt Nam, và là nhân vật bất đồng chính kiến với Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Bị bắt ngày vào 5 tháng 11 tại thành phố Hồ Chí Minh, Cù Huy Hà Vũ đã bị khởi tố ngày 15 tháng 11 năm 2010 về tội Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Ông Vũ đã phải thi hành án tù 7 năm sau khi tòa sơ thẩm ngày 4 tháng 4năm 2011 tuyên án, và phiên tòa phúc thẩm diễn ra ngày 2 tháng 8 giữ nguyên bản án, nhưng sau đó ông Vũ đã được trả tự do trước hạn tối chủ nhật ngày 6 tháng 4 năm 2014 và được đưa thẳng từ nhà tù đến sân bay Nội Bài để cùng vợ sang Mỹ.[4]

Tiến sĩ Hà Vũ đã được Tổ chức Ân xá Quốc tế công nhận là tù nhân lương tâm;[5] Hoa Kỳ[6][7][8] Liên minh châu Âu[9] và Tổ chức Theo dõi Nhân quyền[10] đã liên tiếng kêu gọi Việt Nam trả tự do cho ông vì cho rằng việc bắt và kết án ông Vũ là trái với Tuyên ngôn Quốc tế về Nhân quyền và Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị mà Việt Nam đã ký kết.

Tiểu sử[sửa | sửa mã nguồn]

Cù Huy Hà Vũ là con trai của cố nhà thơ Việt Nam nổi tiếng, Bộ trưởng Cù Huy Cận, là con nuôi và là cháu ruột của nhà thơ Ngô Xuân Diệu.[3] Mẹ của ông là bà Ngô Thị Xuân Như, em ruột Xuân Diệu, thuộc dòng họ Ngô Đức Kế làng Nam Sơn, thị trấn Can Lộc, từng công tác tại Ban Kiểm tra 12, Phủ Thủ tướng, Bác sĩ Viện Y học Cổ truyền Việt Nam. Vợ ông là bà Nguyễn Thị Dương Hà, Trưởng văn phòng luật sư Cù Huy Hà Vũ, có trụ sở ở nhà riêng số 24 đường Điện Biên Phủ, thành phố Hà Nội. Ngôi nhà có hai mặt tiền đường, mặt sau là đường Trần Phú, mặt trước 24 Điện Biên Phủ nay bị chính phủ trưng dụng 50m2 để làm bảo tàng nhà thơ Xuân Diệu, bố nuôi và là cậu ruột của ông.

Ông có người chú ruột đã là trợ lý tiểu ban Bộ chính Trị thời ông Nguyễn Minh Triết tên Cù Huy Chử (hiện đã mất) là giảng viên cao cấp của học viện chính trị phía nam tại Quận 9, thành phố Hồ Chí Minh.

Sau khi tốt nghiệp Đại học Ngoại ngữ Hà Nội (chuyên ngành tiếng Pháp), từ năm 1979, Cù Huy Hà Vũ làm việc tại Ban Thông tin Học viện Quan hệ Quốc tế. Trong thời gian 5 năm làm việc ở học viện này, Cù Huy Hà Vũ thường xuyên sang Pháp để tiếp tục học tiếng Pháp và học thêm các chuyên ngành quản lý nhà nướcquan hệ quốc tếluật kinh tế.[11]

Ông tốt nghiệp Học viện Hành chính công tại Pháp.[3] Ông còn là Thạc sĩ văn chương, Tiến sĩ Luật (đại học Sorbonne)[3] và họa sĩ – Hội viên Hội Mỹ thuật Việt Nam. Dù ông Vũ không có giấy phép hành nghề luật sư,[12] gia đình ông có Văn phòng luật sư mang tên Cù Huy Hà Vũ, do vợ ông là luật sư Nguyễn Thị Dương Hà làm trưởng văn phòng. Văn phòng luật sư Cù Huy Hà Vũ từng bào chữa cho tướng công an Phạm Xuân Quắc trong vụ án Nguyễn Việt Chiến và Nguyễn Văn Hải liên quan vụ tham nhũng PMU18.[13] Ông Vũ từng công tác tại Bộ Ngoại giao Việt Nam trước khi bị cho thôi việc năm 2009 với lý do “bỏ cơ quan không đến làm việc”.[14]

Cù Huy Hà Vũ trở nên nổi tiếng sau khi có nhiều vụ kiện được đánh giá là khuấy động dư luận.[15] Ông là người góp công trong việc ngăn chặn dự án xây dựng khách sạn trên đồi Vọng Cảnh,[3] dự án tái dựng đền Cẩu Nhi trên gò nổi hồ Trúc Bạch,[15] và cũng rất tích cực đấu tranh cho việc chống chặt cây xây khách sạn tại các công viên cây xanh.[16] Ông được dư luận thế giới chú ý đến sau khi đệ đơn kiện thủ tướng Việt Nam đương nhiệm Nguyễn Tấn Dũng, và được nhiều báo đài quốc tế như BBCVOAAFP quan tâm phỏng vấn. Tuy nhiên giới chức tòa án Việt Nam nói luật pháp hiện hành “không cho phép họ thụ lý đơn kiện thủ tướng”.[17]

Cù Huy Hà Vũ bị bắt từ ngày 5 tháng 11 năm 2010 với cáo buộc “Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam” theo điều 88 – Bộ luật Hình sự, trong đó đơn kiện thủ tướng của ông bị cho là “vu khống lãnh đạo”. Chiều 17 tháng 12 năm 2010, Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội đã ra cáo trạng đối với ông. Theo khoản 1, điểm C, Điều 88 Bộ luật Hình sự, ông Cù Huy Hà Vũ bị khép tội “Làm ra, tàng trữ, lưu hành các tài liệu, văn hoá phẩm có nội dung chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.[18] Ngày 4 tháng 4 năm 2011, ông Vũ bị kết án 7 năm tù giam và 3 năm quản chế tại địa phương vì tội danh trên.[19][20][21]

Ngày 7 tháng 4 năm 2014, Cù Huy Hà Vũ bất ngờ được thả tự do và đến thẳng Hoa Kỳ cùng với vợ với lý do để chữa bệnh.[22]

Sự kiện nổi bật[sửa | sửa mã nguồn]

Kiện Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên – Huế[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 2005, Cù Huy Hà Vũ khởi kiện UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế về quyết định cấp phép đầu tư xây dựng dự án khách sạn Life Resort trên đồi Vọng Cảnh, một dự án rất được dư luận và báo chí quan tâm[23] và phản đối, nhưng lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế quyết tâm “mặc kệ báo chí nói, dự án Vọng Cảnh cũng phải “nghiến răng” mà làm” [24].

Theo ông Vũ, đồi Vọng Cảnh là di tích văn hóa bất khả xâm phạm, đã được chính quyền xếp vào danh sách các danh thắng và di tích cần bảo vệ. Vì thế ông cho rằng việc chính quyền đồng ý cho phép triển khai dự án xây dựng khu lịch ở đây là hủy hoại thắng cảnh thiên nhiên kỳ thú này. Do vậy, dù không có quyền lợi và trách nhiệm liên quan nhưng ông vẫn quyết định đứng đơn khởi kiện Ủy ban Nhân dân tỉnh Thừa Thiên – Huế để bảo vệ di sản văn hóa Huế nói riêng và Việt Nam nói chung.[25]

Kết quả Cù Huy Hà Vũ đã thắng kiện chính quyền tỉnh Thừa Thiên – Huế và dự án này bị đình lại.[15][16]

Kiện album Chat với Mozart của ca sĩ Mỹ Linh[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 2006, ông kiện album Chat với Mozart của ca sĩ Mỹ Linh và nhạc sĩ Dương Thụ vì cho rằng việc đặt tên và lời tiếng Việt cho các tác phẩm của các tác giả nhạc cổ điển trong album này đã “vi phạm quyền nhân thân” của họ.[15]

Trong một cuộc trả lời phỏng vấn báo Công an Nhân dân, Cù Huy Hà Vũ cho rằng, theo Luật Sở hữu trí tuệ, nhạc có hai loại: nhạc có lời và nhạc không lời. “Nhạc người ta đang không lời, mình cải biên thành có lời là không được”, và nhạc của Mozart “là đỉnh cao của âm nhạc. Người ta đang ở “cao”, mình kéo xuống “bình dân” là phá hoại văn hóa.” Ông cho rằng cách làm của ông nặng về luật hơn là cảm tính.[15] Ông Vũ cũng nói rằng ông kiện ca sĩ trong nước vi phạm bản quyền nhạc nước ngoài là nhằm sau này “bảo vệ các nhạc sĩ trong nước nếu họ bị vi phạm bản quyền ở nước ngoài”.[15]

Tháng 4 năm 2007, Cục Bản quyền Tác giả Văn học – Nghệ thuật sau đó đã có công văn cho rằng việc đặt tên và lời của nhạc sĩ Dương Thụ là không vi phạm tác quyền khi những tác phẩm này đã hết thời hạn bảo hộ và việc làm này được xem là “sáng tạo tác phẩm phái sinh“, tức sử dụng các trích đoạn trong tác phẩm cũ để tạo ra tác phẩm mới.[26]

Ứng cử chức Bộ trưởng Bộ Văn hóa Thông tin[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 2006, ông đã nộp đơn tự ứng cử chức Bộ trưởng Bộ Văn hóa Thông tin. Đây là điều hiếm có ở Việt Nam, bởi Cù Huy Hà Vũ là người ngoài Đảng Cộng sản Việt Nam.

Bài viết liên quan

Ý KIẾN KHÁCH HÀNG

Anh ơi tranh vẽ quá tuyệt luôn ạ, em cứ ngắm mãi không chán, có dịp lại đặt anh vẽ nữa nha. cảm ơn anh rất nhiều ạ!

 

Quỳnh Kool / Facebook

Qúa tuyệt vời bạn ơi, hơn cả sự mong đợi của mình luôn, không ngờ tranh vẽ lại đẹp hơn hình chụp luôn, mình rất hài lòng. Cảm ơn bạn rất nhiều!

Việt Anh / Facebook

Mình đặt gấp mà các anh vẫn giao rất nhanh chỉ một hai hôm. Tranh cực đẹp luôn. Cảm ơn các anh rất nhiều!

 

Đinh Minh Phương / Fakebook
Gọi ngay
Chat với chúng tôi qua Zalo
Facebook Messenger