Họa sĩ lê Phổ – giá tranh lê phổ ?

Như TT&VH đã phản ánh về 2 cuộc đấu giá tranh tại Singapore vừa qua, diễn ra cùng thời gian với Art Singapore 2008 – tại đó, tranh Lê Phổ tuy rớt giá, nhưng bức cao nhất trong số 4 bức được bán vẫn đạt trên 33 ngàn USD. Tranh Lê Phổ hiện giờ ở đâu? – câu hỏi tưởng chừng đơn giản, nhưng xét lại, cũng không dễ trả lời.

Trong suốt cuộc đời hội họa của mình, ông vẽ thuộc diện nhiều nhất trong các họa sĩ thành danh của Việt Nam thời kỳ đầu, với hàng ngàn bức. Vậy nhưng, hiện tại ở trong nước, theo thông tin từ các nhà sưu tập, kinh doanh gallery và giới mua bán tranh tự do ước đoán thì còn không quá 20 tác phẩm, nếu không tính khoảng 15 tác phẩm được Lê Phổ tặng cho các bảo tàng. Đó là chưa nói, tác phẩm của Lê Phổ giữ vị thế như thế nào trong nền hội họa Việt Nam, thì càng khó trả lời

Thiếu nữ hái hoa - bức tranh được định giá gần 340.000 USD vào năm ngoái tại Hong Kong

Thiếu nữ hái hoa – bức tranh được định giá gần 340.000 USD vào năm ngoái tại Hong Kong

Đỉnh điểm về giá bán
Nói về danh họa Lê Phổ (1907-2001), nhà phê bình mỹ thuật Nguyên Hưng nhận định: “Đứng ở góc độ người làm phê bình, tôi không đánh giá cao đóng góp của Lê Phổ trong nghệ thuật. Còn việc tranh Lê Phổ đang dẫn đầu bảng trên thị trường nghệ thuật lâu nay, theo tôi, cơ bản, vì chúng đang ở trên một kênh thương mại được điều hành tốt”.
Đỉnh điểm về giá có lẽ thuộc về tác phẩm Nostalgie (Hoài cố hương, 60,5 x 46cm, 1938) được nhà đấu giá Sotheby’s đưa ra năm 2006 tại Singapore, với mức giá sàn từ 181.820 đến 303.030 USD, và kết quả bán được trên mức sàn một ít. Trước đó 1 năm, tại Hong Kong, nhà Christie’s đã ra giá cho tác phẩm À l’approche du Têt (Sắp Tết, 60 x 47cm, 1937) từ 76.900 đến 102.600USD và cũng bán với mức cao hơn giá sàn.

Cũng nhà Christie’s, họ đang chuẩn bị cho mùa Xuân 2009 tại Hong Kong với bức Mẹ và các con với giá bán khoảng 130.000USD. Năm vừa rồi, bức Cho chim ăn của Lê Phổ đã được bán với giá gần 100.000USD…

 

 

Tại sao giá tranh của Lê Phổ cao nhất trong các họa sĩ Việt Nam hiện nay? Có nhiều lý do, theo Lê Thái Sơn (chủ Thai Son Fine Arts Gallery & Collection) thì từ năm 1963, gallery Wally Findlay (www.wallyfindlay.com) ở Mỹ đã trở thành nhà sưu tập gần như độc quyền về tranh Lê Phổ, họ có cả ngàn bức. Chính nơi đây đã gần như quản lý hết đầu ra của họa sĩ này, như trên ArtNet trong một vài năm qua đã rao bán gần 400 bức, rồi các nhà đấu giá Sotheby’s, Christie’s, Larasati, Borobudur, Mainichi, Beijing Poly International…; các gallery như Romanet (Paris), Florence Art (Ý), Simyo (Hàn Quốc), Art Forum, Ode To Art (Singapore), La Luna, Thavibu (Thái Lan)… đều có chú ý đặc biệt đến Lê Phổ, mà nguồn ra chủ yếu từ Wally Findlay. “Khi nhìn vào hệ thống chuyên nghiệp và trải rộng như thế này, chắc chúng ta cũng hình dung được tại sao tranh Lê Phổ thu hút được người mua ở khắp thế giới” – Lê Thái Sơn nói thêm.
Khi gửi E-mail hỏi từ lý do nào mà Wally Findlay chú ý đến tranh Lê Phổ, một đại diện về quảng cáo và mua bán của họ trả lời rằng vì đây là họa sĩ thời kỳ đầu của một nền mỹ thuật hiện đại, nhưng lại ít được chú ý, ngay cả ở Việt Nam, cho nên càng lưu giữ lâu thì cơ hội nâng giá càng lớn. Họ cũng tiết lộ cho biết rằng nhà sưu tập Tuấn Phạm ở California đã mua rất nhiều tác phẩm của Lê Phổ. Một gallery ở San Francisco có tên George Belcher (www.gbgallery.com/Asian.htm) cũng làm những trang riêng về Lê Phổ, Vũ Cao Đàm, và nhiều họa sĩ nổi tiếng của Việt Nam.
Liệu tranh Lê Phổ có rớt giá?
Theo quy luật của nhiều nền hội họa, mà điển hình nhất có thể kể là Nhật Bản, Nga, Trung Quốc, Indonesia, Hàn Quốc… trong mấy thập niên gần đây giá tranh leo thang chóng mặt là vì thị trường trong nước đã được kích hoạt tốt. Nói một cách thẳng thắn là không ai yêu tranh Việt bằng người Việt, nhưng nếu người trong nước thờ ơ thì các thế giá của tác phẩm sẽ không bao giờ chạm đến được đỉnh điểm. Các doanh nhân Trung Quốc được giới phê bình nhận xét là họ mua tranh “theo thể diện và tự ái dân tộc”, những họa sĩ đương đại sinh trong thập niên 70 đã có mức giá khoảng 100.000USD, lên đến thập niên 50, 40 thì mức giá cả hàng triệu. Tại phiên đấu giá mùa Thu của China Guardian 2008, các họa sĩ đương đại của Trung Quốc như Lou Zhongli, Ai Xuan, Wang Huaiqing… có tranh bán từ 1 đến 7 triệu USD.

Chính vì thế, sau một thời gian dài được các nhà đấu giá hàng đầu, các thị trường lớn như Mỹ, Pháp, Singapore, Hong Kong… kích hoạt, nhưng tranh Lê Phổ vẫn không vọt lên mức mà các nhà dự đoán đã đề ra cách đây khoảng 10 năm. Họ cho rằng tranh Lê Phổ có thể bán được với giá 1 triệu USD, nếu có thể kết nối được với thị trường trong nước, nhưng đến nay thì gần như vẫn vô vọng.

Tại nhà đấu giá Larasati hôm 11/10/2008 ở Singapore, tác phẩm Sau bữa trưa (73 x 92cm) của Lê Phổ chỉ bán được 33.108USD; ngay hôm sau, tại nhà Borobudur tác phẩm Tĩnh vật hoaMẹ và con (41 x 58cm) bán được 13.564USD… Tranh không phải quan trọng kích thước, nhưng nhìn chung, ở kích thước như vầy, trong nhiều năm qua, tranh Lê Phổ chưa bao giờ bị rớt giá đến như vậy. Trong khi đó, cũng ở nhà Borobudur, Feng Zhengjie (sinh 1968, Trung Quốc) có giá sàn từ 107.143USD, Tang Zhigang (sinh 1959, Trung Quốc) có từ 214.286USD, Agus Suwage (sinh 1959, Indonesia) từ 122.000USD, I Nyoman Masriadi (sinh 1973, Indonesia) từ 128.571USD… (92 x 60cm) bán được 30.519USD;

Các nhà đấu giá Sotheby’s, Christie’s hy vọng trong các phiên đấu giá từ năm 2010 trở đi, tranh Lê Phổ sẽ đạt đến mức giá 500.000USD và chủ nhân của nó là người Việt Nam.
Theo thông tin từ các nhà sưu tập và mua bán tranh trong nước thì Sotheby’s, Christie’s… trong một hai năm gần đây đã chủ động và âm thầm móc nối với họ, để qua kênh thông tin này mà gửi thư mời đến những người giàu có ở Việt Nam. Bằng cách đánh vào lòng “tự ái”, họ hy vọng trong các phiên đấu giá từ năm 2010 trở đi, nếu thị trường kinh tế hết khủng hoảng, tranh Lê Phổ sẽ đạt đến mức giá 500.000USD và chủ nhân của nó là người Việt Nam. Để cái cảm giác khi đứng trong các nhà đấu giá nhìn các doanh nhân Trung Quốc, Indonesia, Hàn Quốc, Malaysia, Singapore… lần lượt mua tranh các họa sĩ của nước họ, rồi các nước lân cận như Việt Nam mà bớt ngạc nhiên và đỡ phải tủi thân.

 

++

Vài nét về Lê Phổ

họa sĩ lê phổ

họa sĩ lê phổ

Lê Phổ sinh tại Hà Đông trong gia đình thế tộc, cha là kinh lược xứ Bắc kỳ Lê Hoan. Tuổi thơ của ông không hạnh phúc, khi lên ba thì mồ côi mẹ, lên tám thì mồ côi cha. Sống với chị dâu và anh trai, ông luôn phải chịu trách nhiệm về mọi rắc rối do những đứa cháu gây ra. Bà Vaux cho biết: “Ông không kể với con cái về tuổi thơ của mình, ông trầm lặng và sống nội tâm. Ông không nhớ gì về cha mình ngoại trừ việc biết cha mình hút thuốc phiện”

le pho va thay victor tai truong mỹ thuật

Lê phổ và thày Victor cùng các bạn họa sĩ trường đông dương

Người học trò đầu của trường Mỹ thuật Đông Dương

Có năng khiếu hội họa từ nhỏ, nhưng đến năm 16 tuổi ông mới có cơ hội thể hiện khả năng và đam mê khi tham gia một trường họa ở Hà Nội. Năm 1925 là mốc quan trọng trong đời ông khi gặp họa sĩ, giáo sư người Pháp Victor Tardieu: Lê Phổ là một trong 10 sinh viên ưu tú khóa đầu tiên của trường cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương. Ông được chính giáo sư hiệu trưởng Tardieu và giáo sư Joseph Inguimberty trực tiếp hướng dẫn. Với phương châm bảo tồn tính dân tộc trong giảng dạy, giáo sư Tardieu khuyến khích học trò vẽ tranh bằng chất liệu truyền thống. Bà Vaux nói: “Tardieu giống như cha tinh thần của Lê Phổ. Ông ngưỡng mộ và rất gần gũi với Tardieu. Tardieu đã đặt nền móng cho những thành công trong hội họa của ông”.

Năm 1928, Lê Phổ có tranh triển lãm lần đầu tiên tại Hà Nội cùng Vũ Cao Đàm và Mai Thứ. Sau khi tốt nghiệp, năm 1931, Lê Phổ phụ tá cho giáo sư Tardieu tham dự triển lãm đấu xảo thuộc địa tại Paris.

Nhận học bổng trường cao đẳng Mỹ thuật Paris năm 1932, ông đi khắp châu Âu, thăm các bảo tàng viện Bruges, Cologne và Florence, chiêm ngưỡng những tác phẩm hội họa thời Trung cổ và Phục hưng, tiếp xúc với những trường phái mới thời đó như lập thể, siêu thực, trừu tượng… Cuối cùng, ông tìm ra được những nét trùng hợp giữa hội họa cổ điển Tây phương và hội họa cổ điển Trung Quốc. Ông cũng đến Ai Cập và tiếp cận nền nghệ thuật cổ nước này.

Năm 1933, Lê Phổ về Việt Nam giảng dạy tại trường Mỹ thuật Đông Dương, sau đó chàng trai 26 tuổi ấy sang Bắc Kinh tìm hiểu hội họa Tống, Minh. Ông thăm Huế, vẽ chân dung vua Bảo Đại, hoàng hậu Nam Phương và trang trí nội cung Hoàng thành Huế năm 1935.

Năm 1937, ông sang Paris với tư cách giám đốc nghệ thuật khu vực Đông Dương của Triển lãm quốc tế và ông quyết định ở lại Pháp. Bà Vaux kể: “Lê Phổ yêu Pháp, yêu bảo tàng Louvre và các tác phẩm trưng bày ở đó. Ông luôn thấy Pháp như nhà mình”. Ông còn có những người bạn tâm giao Vũ Cao Đàm, Mai Thứ định cư tại Pháp và cùng sáng tác tại đây.

Giáo sư Victor Tardieu (ngồi) và sinh viên khóa đầu của trường cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương – họa sĩ Lê Phổ ở bìa trái

Năm 1938, lần đầu tiên Lê Phổ trưng bày tranh tại Paris, từ đó tham dự nhiều cuộc triển lãm tranh trên thế giới. Ông kết hôn với bà Paulette Vaux – phóng viên báo Time và Life, năm 1947. Ông liên tiếp vẽ và cống hiến cho đời nhiều tác phẩm quý đến cuối đời. Tác phẩm của ông được trưng bày ở bảo tàng d’Art Moderne ở Paris – Pháp, bảo tàng Oklahoma – Mỹ và trong nhiều sưu tập nghệ thuật tư nhân, phần lớn ở Mỹ. Tranh của ông cũng được trưng bày tại các viện bảo tàng nghệ thuật Singapore, Nhật Bản và tất nhiên, Việt Nam.

Hai giai đoạn nghệ thuật

Waldemar George, nhà phê bình nghệ thuật Pháp, từng viết về nhiều họa sĩ hàng đầu của thế kỷ 20 như Pablo Picasso, Maurice Utrillo, Fernand Leger, Juan Gris, Marc Chagall, Amadeo Modigliani… Năm 1970, trong một cuốn sách viết về Lê Phổ, ông gọi họa sĩ Việt này là “Họa sĩ siêu phàm” (Divine Painter), khi mô tả tác phẩm Lê Phổ sau khi ông tiếp cận nền hội họa phương Tây. Waldemar chia hội họa Lê Phổ thành hai giai đoạn và cả hai giai đoạn đều có sự kết hợp các ảnh hưởng Đông và Tây mà ông tiếp thu từ trường học và từ các chuyến đi thực tế.

Giai đoạn đầu tiên là với tranh lụa từ năm 1934 – 1945, đậm nét cổ điển, phong cách Trung Quốc. Lê Phổ dùng sắc đậm, lạnh, màu nguyên chất. Những bức nổi tiếng là Thiếu phụ ngồi, Chim ngói, chịu ảnh hưởng hội họa đời Tống, với đường nét uyển chuyển, mềm mại. Không gian phẳng nét bút tinh vi, mong manh mà lạnh lùng, tạo không khí thuần khiết, ẩn chứa dung sắc xã hội Việt Nam đầu thế kỷ. Những bức Mẹ con, Thiếu nữ và hoa lan, Hai chị em, Thiếu nữ và hoa hồng, Chải đầu… có chút thay đổi, khi ông dung hòa hội họa Trung Quốc và Ý. Nét bút thanh tao, phụ nữ trong tranh trang nghiêm, dáng dấp thiên thần nhưng buồn và huyền bí. Dù gặp gỡ hội họa Ấn tượng ngay từ khi vào trường mỹ thuật, nhưng mãi đến những năm 1940, Lê Phổ mới thực sự bỏ mọi mực thước của trường phái cổ điển để bước vào trường phái ấn tượng.

Giai đoạn thứ hai là thời kỳ lãng mạn với tranh sơn dầu từ những năm 1950. Waldemar nhận xét, giai đoạn này, phong cách của Lê Phổ có sự kết hợp hài hòa cái hồn Trung Hoa với trường phái ấn tượng. Nét bút của ông đầy tự tin với những hiểu biết chín muồi và thấm nhuần những tinh hoa nghệ thuật hội họa Đông -Tây. “Những con đường của châu Á và châu Âu giao thoa, nghệ thuật phương Đông và nghệ thuật phương Tây mở ra một cuộc đối thoại thân tình”, Waldemar viết.

 bà Paulette Vaux - vợ họa sĩ Lê Phổ

bà Paulette Vaux – vợ họa sĩ Lê Phổ

Hình ảnh phụ nữ xuất hiện xuyên suốt trong tác phẩm của ông. Corinne de Menonville, trong cuốn Những tác phẩm hội họa Việt Nam từ truyền thống đến hiện đại, nhận xét: “Ở giai đoạn đầu, người phụ nữ (trong tranh Lê Phổ) thường mỏng manh, e ấp, khuôn mặt trái xoan, có ánh sáng tạo hiệu ứng cho hồn tranh. Họ đều toát nên sự trang nhã, nhẹ nhàng, duyên dáng, lịch thiệp. Với tranh lụa, màu sắc nguyên chất và đậm sắc thái tạo nên khung cảnh lãng mạn. Giai đoạn tiếp theo, tranh sơn dầu vẫn đặt phụ nữ là tâm điểm, nhưng có thêm những cảm giác về tự do qua cử chỉ và màu sắc. Tranh lụa, người vẽ mất nhiều thời gian, cần sự tinh tế và tỉ mỉ, trong khi tranh sơn dầu, người nghệ sĩ được phép sáng tạo hơn với nhiều cử động và mức độ của màu sắc. Ảnh hưởng bởi trường phái ấn tượng, các tác phẩm thời gian này thể hiện sự tự do, tính hoa mỹ, hân hoan trong ánh sáng, nhịp nhàng trong nét cọ”. Còn Waldemar thì viết: “Một con thuyền lướt giữa những bông súng, những cô gái ẩn hiện hái trái cây trong vườn địa đàng, họ thật kiểu cách và được nhớ đến bởi sự duyên dáng, niềm vui của cuộc sống phát ra từ tất cả, trong tiết trời xuân vô tận, những thiếu nữ mảnh mai đang dùng bữa trưa trên một hiên nhà, những đĩa trái cây trên bàn phủ khăn, bình đựng đầy hoa dại: thế giới của Lê Phổ là một thiên đường trên trái đất”.

 

Trong suốt cuộc đời, Lê Phổ thường nói về những tình cảm sâu đậm của mình với quê hương, nơi ông sinh ra và nhiều thành viên trong gia đình ông đang sinh sống. Trong tranh Lê Phổ, những đặc trưng Việt Nam, Á Đông được tái hiện qua hình ảnh những người phụ nữ hòa mình với tự nhiên và trẻ thơ. Một hình ảnh khác thường xuất hiện là những bông hoa. Waldemar nhận xét Lê Phổ thể hiện nỗi nhớ quê hương bằng hàng ngàn bông hoa. Bà Vaux tâm sự: “Ông yêu hoa, và hoa luôn xuất hiện trong tranh của ông ở cả hai giai đoạn trong tranh lụa và sơn dầu”. Bà từng chụp những tấm hình khi chồng đang say sưa vẽ hoa. Khi ông bị tai nạn năm 1991 phải nằm viện năm tháng, sau mỗi lần thăm ông về, bà lại đứng trước bức tranh hoa treo trong phòng khách mà khóc.

Năm 1964, ông ký hợp đồng với phòng tranh Wally Findlay ở Mỹ, đại diện giới thiệu, quảng bá tác phẩm của ông trên thị trường Mỹ và châu Âu cho đến cuối những năm 1980. Tranh của ông được đưa vào nhiều cuộc đấu giá, tạo động lực giúp ông sáng tác nhiều hơn. Khoảng mười năm qua, tranh của ông được giới thiệu tại Christie’s và Sotheby’s, và số người tìm kiếm sưu tầm tranh của ông cũng tăng lên. Thông thường, một nghệ sĩ tài năng thường được những nhà sưu tầm trong nước đánh giá cao và tìm kiếm. Tuy nhiên, số lượng người Việt mê và sưu tầm tranh Lê Phổ mới tập trung nhiều ở giới Việt kiều. Hiện những người tìm kiếm tác phẩm của ông là giới sưu tập và kinh doanh tác phẩm nghệ thuật châu Âu và Á như Anh, Mỹ, Úc, Singapore, Indonesia, Hong Kong. Tranh ông được định giá cao tại các cuộc bán đấu giá và được rao bán cùng tác phẩm của những tên tuổi lớn của châu Á, châu Âu. Giá các tác phẩm của ông ngày một tăng, như bức sơn dầu trên lụa Thiếu nữ hái hoa được bán với giá 339.797 USD tại Hong Kong vào năm trước.

Tranh Thiếu Nữ dâng trà của HS lê phổ

Tranh Thiếu Nữ dâng trà của HS lê phổ

Đây là bức tranh lụa gắn trên bảng, được vẽ bằng mực và phấn màu, có kích cỡ 61x45cm, (27×17 1/2inches). Tranh vẽ của họa sỹ Lê Phổ (1907-2001). Chữ ký bằng hai ngôn ngữ Tiếng Anh và tiếng Trung và đóng dấu bằng con dấu của họa sĩ.

Năm 2013,một trong những bức tranh sắp được đấu giá tại nhà đấu giá danh tiếng Sothe’s by đó là bức “Thiếu nữ dâng trà – Elegant Lady Pouring Tea” (khoảng 1,1 đến 1,6 triệu đô la Hong Kong khi đấu giá thành công bức tranh trong năm nay 2013). Lê Phổ đã tập trung vào hai chủ thể chính đó là thiếu nữ và trà mà các chủ thể này tạo nên sự thể hiện một cách tập trung, hoàn hảo về nghi lễ mang đầy tính nghệ thuật trình bày là pha (dâng) trà.
Rất ít người biết rằng trà xuất phát từ Việt Nam, từ khu vực phía nam sông Trường Giang của Trung Quốc chính những người Việt đã phổ biến văn hóa trà cho những người Trung quốc từ thời Hán. Những cánh rừng trà rộng lớn  ở khu vực phía bắc Việt Nam, các tỉnh như Yên Bái, Nghĩa Lộ đã từng được phát hiện. Thực tế này đã chứng minh sự trường tồn dài lâu và tinh hoa trong văn hóa trà Việt. Có vo số cách thức thưởng thức trà: trà tươi, trà búp sấy khô, trà hương sen, trà và hoa cúc…Trà sử dụng với nhiều mục đích như là món quà, như là cầu nối tâm tình giữa mọi người, thậm chí là cần cho nghệ sĩ khi sáng tác thơ, vẽ tranh.
Hình ảnh thiếu nữ trong tà áo dài, màu sắc nhẹ nhàng đã tái hiện một giai đoạn lịch sử gọi là canh tân-Modernism, và áo dài là hình mẫu biểu tượng của cuộc cải cách này ở Việt nam giai đoạn 1930-1940. Trong bức tranh của họa sỹ Lê Phổ được đem ra đấu giá lần này là hình ảnh một thiếu phụ trẻ đẹp đang thể hiện cách pha (dâng) trà tinh tế. Nàng được họa sĩ đặt trong tư thế ngồi trên sàn nhà với dáng vẻ toát lên sự an nhàn, thanh nhã, nắm trong tay bình trà, và cẩn thận rót trà vào từng chiếc tách cho bằng nhau. Thiếu nữ trong tranh đã được ông kết hợp thành công hai yếu tố giữa sắc đẹp quyến rũ và sự lịch thiệp tinh tế thông qua sự dịu dàng mà sự dịu dàng đó thể hiện thành công qua dáng vẻ của nàng, ánh mắt lịch thiệp quý phái của nàng và qua cử chỉ rất thành thạo (thạo đời) của nàng.
Thiếu phụ duyên dáng rót trà thưc sự là một hình mẫu tuyệt vời được thể hiện qua bàn tay tài hoa của Lê Phổ với cách thức biểu đạt bình dân. Sự phức tạp của tác phẩm thể hiện ở chỗ, người nghệ sĩ bằng cách nào để sử dụng những kỹ thuật vẽ phương Đông với mực Tàu để phác họa ra những hình bóng được cho là phù hợp với nhận thức của giới nghệ thuật đầy triết lý và phóng khoáng của phương Tây. Lê Phổ đã sử dụng những tấm pallet nhẹ có phủ phấn màu trong những tranh lụa của ông. Thực hiện những kỹ thuật bậc thầy về tranh lụa, người nghệ sĩ đã diễn đạt được cả hai yếu tố mĩ thuật là sự trong trẻo tinh tế và sự sáng ngời trong cách sắp đặt và đường viền-contour.

Tranh lê phổ

Tranh của cố họa sĩ lê phổ tại triển lãm tranh HS đông dương tại Hà Nội Năm 2015

Tranh của cố họa sĩ lê phổ tại triển lãm tranh HS đông dương tại Hà Nội Năm 2015

Tranh của cố họa sĩ lê phổ tại triển lãm tranh HS đông dương tại Hà Nội Năm 2015

Tranh của cố họa sĩ lê phổ tại triển lãm tranh HS đông dương tại Hà Nội Năm 2015
Tranh của cố họa sĩ lê phổ tại triển lãm tranh HS đông dương tại Hà Nội Năm 2015

Tranh của cố họa sĩ lê phổ, Họa Sĩ Vũ Cao Đàm, HS Mai Trung Thứ tại triển lãm tranh HS đông dương tại Hà Nội Năm 2015

Tranh của cố họa sĩ lê phổ, Họa Sĩ Vũ Cao Đàm, HS Mai Trung Thứ  tại triển lãm tranh HS đông dương tại Hà Nội Năm 2015
Tin vui cho mỹ thuật Việt trên sàn đấu giá quốc tế: thêm một tác phẩm vượt mốc triệu USD.

Chủ nhật ngày 31/3/2019 vừa qua, tại phiên đấu “Modern and Contemporary Southeast Asian Art Evening Sale” HongKong, lần thứ 2 trong lịch sử đấu giá (sau bức “The Family” của Lê Phổ đấu giá năm 2017), một bức tranh của họa sĩ Việt Nam khác đã cán mốc hơn 1 triệu USD (sau khi tính thuế).

Tác phẩm: Nine Carps in the water. (Tạm dịch: Cửu ngư quần hội)
Sáng tác: Họa sĩ Phạm Hậu (1903-1995)
Bình phong 4 tấm.
Năm sáng tác: khoảng 1939-1940.
Giá khởi điểm: 509.560 – 764.340 USD.
Giá gõ búa: 1.168.803 USD.

 

Bài viết liên quan

Ý KIẾN KHÁCH HÀNG

Anh ơi tranh vẽ quá tuyệt luôn ạ, em cứ ngắm mãi không chán, có dịp lại đặt anh vẽ nữa nha. cảm ơn anh rất nhiều ạ!

 

Quỳnh Kool / Facebook

Qúa tuyệt vời bạn ơi, hơn cả sự mong đợi của mình luôn, không ngờ tranh vẽ lại đẹp hơn hình chụp luôn, mình rất hài lòng. Cảm ơn bạn rất nhiều!

Việt Anh / Facebook

Mình đặt gấp mà các anh vẫn giao rất nhanh chỉ một hai hôm. Tranh cực đẹp luôn. Cảm ơn các anh rất nhiều!

 

Đinh Minh Phương / Fakebook
Gọi ngay
Chat với chúng tôi qua Zalo
Facebook Messenger