Họa sĩ Nguyễn Văn Tỵ

Nguyễn Văn Tỵ (24 tháng 2 năm 1917 – 19 tháng 1 năm 1992) là hoạ sĩ Việt Nam và là Tổng thư ký đầu tiên của Hội Mỹ thuật Việt Nam. Ông được trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật (đợt 2 – 2001).


Nguyễn Văn Tỵ
Sinh 1917
Hà Nội
Mất 19 tháng 1, 1992 (74 tuổi)
Hà Nội
Quốc tịch  Việt Nam
Lĩnh vực hoạt động Hội họa
Đào tạo Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương
Tác phẩm Nam Bắc một nhà
Cấy ở Việt Bắc
Vịnh Hạ Long
Ảnh hưởng tới Mỹ thuật Việt Nam hiện đại
Giải thưởng Giải thưởng Hồ Chí Minh

Tiểu sử[sửa | sửa mã nguồn]

Ông sinh năm 1917 tại Hà Nội.

  • Năm 1934 – 1935, ông học dự bị ở trường Mỹ thuật Đông Dương
  • Năm 1936 ông thi đỗ vào trường Mỹ thuật Đông Dương, học khoá 11 (1936 – 1941) cùng với các hoạ sĩ Hoàng Tích Chù,Nguyễn Tiến ChungBùi Trang ChướcTrần Văn Lắm
  • 1936 – 1940, ông đã có nhiều tác phẩm tham dự các triển lãm của Hội Việt Nam khuyến khích mỹ thuật và công nghệ tổ chức (SADEAI), Hội hợp tác nghệ sĩ Đông Dương tổ chức ở Việt Nam và ở cả nước ngoài như Paris (Pháp), Batavia (Indonesia),Bruxelles (Bỉ) và ở San Francisco (Mỹ)…
  • Năm 1941 ông tốt nghiệp hạng ưu với ba tác phẩm Vịnh Hạ Long – sơn mài; Hội đền Chèm – sơn mài; Trăng lên – khắc gỗ
  • Từ tháng 5 đến tháng 7 năm 1942, ông đi vẽ ở Angkor – Campuchia (các tác phẩm sau này được trưng bày tại trụ sở Hội nghị văn hoá toàn quốc 1945 – 1946). Tháng 11/1942, ông tổ chức triển lãm riêng lần thứ nhất tại trụ sở của nhóm FARTA (cái nôi nghệ thuật Việt Nam) gồm 32 tác phẩm sơn mài, lụa, khắc gỗ.
  • Năm 1943, ông đi Nhật Bản tham gia triển lãm ở Tokyo, với hai tác phẩm Nghỉ ngơi – sơn mài và Hai cô gái Mường – khắc gỗ. Dự triển lãm nhóm FARTA với ba tác phẩm về Làng Mía ở Sơn Tây (sơn dầu), Nhân vật và Vịnh Hạ Long (sơn mài)
  • Năm 1943 – 1944, ông làm trang trí sân khấu với đoàn kịch Thế Lữ ở Hà Nội.
  • Năm 1945, ông làm Uỷ viên Ban chấp hành Hội Văn hoá Cứu quốc, viết bài cho báo Tiên Phong, tổ chức triển lãm Văn hoá và vẽ bức tranh cổ động Độc lập hay là chết trưng bày tại Hà Nội.
  • Nhân dịp kỷ niệm một năm ngày Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9 năm 1946, ông tham gia Ban tổ chức triển lãm Mỹ thuật tháng Tám trưng bày tại Nhà hát Lớn Hà Nội, và có hai tác phẩm sơn mài Chăn trâu và Nghỉ ngoài ruộng gặt. Cuối năm 1946, ông tham gia tổ chức và giảng dạy Trường Cao đẳng Mỹ thuật Việt Nam, sau đó đi vẽ ở mặt trận Nam tiến.
  • Sau ngày Toàn quốc kháng chiến, năm 1947, ông đi vào miền Trung, làm Uỷ viên Ban chấp hành Hội Văn hoá kháng chiến Thanh Hoá và Liên khu IV, Viết bài cho báo Chống giặc và Sáng tạo, vẽ tranh cổ động, trang trí sân khấu – hoá trang cho đoàn kịch kháng chiến.
  • Năm 1948, ông tổ chức xưởng hoạ Liên khu 4 và dạy lịch sử Mỹ thuật và Hội hoạ phân trường Mỹ thuật liên khu 4, Biên tập và xuất bản tập san Mỹ thuật và Tạp chí Sáng tạo – cơ quan ngôn luận của Văn hoá kháng chiến Liên khu 4 (1948 – 1950). Cũng trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, ông đi thực tế và vẽ tranh ở chiến khu Việt Bắc (Bắc Kạn,Bản ThiĐại Từ – Thái Nguyên), ở những làng kháng chiến Cự NẫmLệ Sơn, Cảnh Dương (Quảng Bình)… Năm 1953, ông tham gia đội giảm tô và cải cách ruộng đất ở Phú Thọ. Đi vẽ tại chiến dịch Điện Biên Phủ (1954).
  • Hoà bình lập lại, ông trở về Hà Nội, tham gia Ban tổ chức triển lãm chào mừng Thủ đô giải phóng do Hội Văn nghệ Việt Nam tổ chức tại Nhà hát lớn Hà Nội. Sau đó ông công tác tại trường Cao đẳng Mỹ thuật Việt Nam và tham gia hoạt động ở Hội Văn nghệ Việt Nam và Hội Mỹ thuật Việt Nam.
  • Ông là Tổng thư ký Hội Mỹ thuật Việt Nam đầu tiên (1957 – 1958), Uỷ viên Ban chấp hành Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Việt Nam (1957 – 1958). Năm 1983 tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ hai Hội Mỹ thuật Việt Nam, ông tiếp tục được bầu vào Ban chấp hành Hội, Hội đồng nghệ thuật, Uỷ viên Ban chuyên ngành Hội hoạ, Phó chủ tịch Hội đồng chuyên ngành Hội hoạ, Uỷ viên Ban chuyên ngành Lý luận phê bình khoá II (1983 – 1989); Uỷ viên Hội đồng nghệ thuật Hội khoá III (1989 – 1994).
  • Trong suốt 55 năm công tác, ông đã có nhiều đóng góp cho sự phát triển của Hội Mỹ thuật Việt Nam cũng như sự phát triển của nền Mỹ thuật Việt Nam hiện đại ở tất cả các lĩnh vực: sáng tác, giảng dạy và lí luận. Ông mất ngày 19 tháng 1 năm 1992 tại Hà Nội.

Sự nghiệp hội hoạ[sửa | sửa mã nguồn]

Nguyễn Văn Tỵ bắt đầu sáng tác từ sớm. từ lúc học lớp dự bị trường Mỹ thuật Đông Dương, ông đã có những sáng tác sơn dầu và lụa như Cảnh chùa và Tháp, Chân dung em gái được bày ở các cửa hàng tranh. Ông đã nhiều lần tham dự các triển lãm và giành được nhiều giải thưởng. Từ trước năm 1945, ông chuyên về tranh lụasơn dầu và khắc gỗ. Sau này ông chuyên về tranh sơn mài, và những tác phẩm nổi tiếng nhất của ông đa số đều dùng chất liệu này.

Trong thời kì kháng chiến chống Pháp, mặc dù thiếu thốn nhưng ông vẫn liên tục có nhiều sáng tác mới trong đó có nhiều tác phẩm ký hoạ về nông dân, về bộ đội, về dân tộc Thái, các tác phẩm với chất liệu in đá, sơn mài, lụa… như Chiến luỹ ngã tư sở, Xe cứu thương, Cầu mới (tại Triển lãm Mỹ thuật toàn quốc năm 1948 chào mừng Đại hội Văn nghệ Việt Nam), tác phẩm Bộ đội giã gạo, Vùng biển Cảnh Dương – lụa, Lão chài – sơn mài (Triển lãm Hội hoạ 1951 tại Chiêm Hoá – Tuyên Quang)… Ông còn viết nhiều bài báo, các bài nghiên cứu về mỹ thuật [1].

Trong những năm tháng hoạt động mỹ thuật ở miền Bắc (1954 – 1975), ông đã có nhiều tác phẩm mới trưng bày tại nhiều triển lãm lớn: Nông dân kể khổ – sơn mài, Cấy ở Tây Bắc, Khu tự trị Việt Bắc – lụa, tranh cổ động Chị Vân tố cáo vụ Thảm sát Hướng Điền (Triển lãm mỹ thuật toàn quốc năm 1955), Hữu nghị – sơn mài, Xô viết Nghệ Tĩnh (đồng tác giả) – sơn mài (1957), Nhà tranh gốc mít – sơn mài, Du kích Bắc Sơn – sơn mài (Triển lãm mỹ thuật toàn quốc năm 1958), Buồm Cửa Hàn, lưới Cửa Hội, Mùa gặt ở Thanh Hoá, Nhà tranh gốc mít (Triển lãm Mỹ thuật toàn quốc 1960). Một số tác phẩm của ông đã được chọn tham dự triển lãm 12 nước Xã hội chủ nghĩa tại Liên Xô và Đông Âu (1960). Sau đó ông tiếp tục sáng tác nhiều tác phẩm khác như: Em bé đọc sách, Căm thù – sơn mài, Phong cảnh Chợ Chu (Cánh đồng Chợ Chu) – sơn dầu (1960), Bắc Nam thống nhất, Biển ở Vĩ tuyến 17 (1961)… Ông đã nhiều lần đi thực tế tại khắp nơi trên cả nước và Lào, tham gia chiến dịch Buôn Ma Thuột và chiến dịch Hồ Chí Minh (tháng 3/1975). Với những tư liệu ký hoạ thời kỳ kháng chiến chống Pháp và qua các chuyến đi thực tế, hoạ sĩ Nguyễn Văn Tỵ đã sáng tác nhiều tác phẩm sơn mài, lụa, tranh khắc: Mùa lúa chín – lụa, Du kích mũ nan – khắc gỗ (Huy chương Bạc triển lãm quốc tế đồ hoạ Leipzig 1965), Hai đội quân gặp nhau – sơn mài (1968), Du kích Cửa Tùng, Địa đạo Vịnh Mốc, Bên bờ Nhật Lệ (1969),Ra đảo (1971), Đêm Noel Hà Nội 1972 (1973)…[1]

Xô viết Nghệ Tĩnhsơn mài,160,6 x 320,5 cm, 1957, đồng tác giả với 5 người khác

Sau khi thống nhất, cùng với nhiều hoạ sĩ trong cả nước, ông tập trung sáng tác nhiều tác phẩm dựa trên những ký hoạ, những ký ức của các chuyến đi thực tế từ thời kháng chiến chống Pháp đến kháng chiến chống Mỹ. Về chất liệu sơn mài có các tác phẩm: Vịnh Hạ Long, Chiến dịch Điện Biên Phủ (1980), Ngày vui (1983), Hạ Long, Đường làng, Chợ Bờ, Mèo (1984), Bên dòng Mê Kông (1985), Hai cô Mường (1986), Hội đánh cồng (1987), Làng Mỗ (1988), Phong cảnh miền núi (1989), Phong cảnh Tây Nguyên, Phong cảnh (1991). Về chất liệu sơn dầu: Ngày vui, Cảnh Pắc Bó tham dự triển lãm Mỹ thuật toàn quốc năm 1976. Về chất liệu lụa có: Bác Hồ ở Pắc Bó (1978), Lưới Hải Vân, Mưa giông, Cấy lúa, Bàn đá chông chênh (1981), Hồi tưởng (1988[1].

Các tác phẩm hội hoạ, đồ hoạ của hoạ sĩ Nguyễn Văn Tỵ thể hiện bút pháp khoẻ khoắn, hình hoạ chuẩn xác, bố cục khái quái, phóng khoáng với những tìm tòi thể nghiệm tạo nên bản sắc riêng [1]. Ngoài ra ông còn vẽ bộ tem Hữu Nghị Quan nhân kỷ niệm quốc khánh nước CHND Trung Hoa (1965) [2].

Ngoài công việc sáng tác, ông còn là nhà lí luận, phê bình mỹ thuật với nhiều bài viết được đăng trên các báo. Ông đã viết khoảng 200 bài đã được công bố bằng giáo trình hay tham luận khoa học. Ông đã giảng dạy, đào tạo nhiều thế hệ hoạ sĩ trong thời kì kháng chiến chống Pháp và thời gian giảng dạy tại trường Cao đẳng Mỹ thuật Việt Nam (19561970). Ông còn soạn nhiều giáo trình phục vụ công tác giảng dạy, đặc biệt cuốn sách Bước đầu học vẽ được (Nhà xuất bản Văn hoá, 1963, tái bản 3 lần) là một giáo trình cẩm nang hội hoạ có giá trị.

Tác phẩm Nam Bắc một nhà (1961) cùng với Hội chùa (Lê Quốc lộcNguyễn Văn Quế1939), hai trong các tác phẩm sơn mài tiêu biểu của Việt Nam, là hai bức tranh được Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam phục chế lại năm 2006 [3].

Tác phẩm tiêu biểu[sửa | sửa mã nguồn]

  • Hai Cô Mường – khắc gỗ in trên Lụa (76 x 45) -1940
  • Nhà tranh gốc mít – sơn mài (67xl05) – 1958
  • Du kích Bắc Sơn – sơn mài (86×121) – 1958
  • Thiếu nữ và biển – sơn mài (96 x 94)-1960
  • Buồm Cửa Hàn, lưới Cửa Hội – sơn mài (100×180) – 1960
  • Nam Bắc một nhà – sơn mài (86×566) – 1961
  • Đêm Noel Hà Nội 1972 – sơn mài (100×150) – 1973
  • Chợ Bờ – sơn mài (60×90) – 1984
  • Phong cảnh – sơn mài (150×240) – 1991
Bài viết liên quan

Ý KIẾN KHÁCH HÀNG

Anh ơi tranh vẽ quá tuyệt luôn ạ, em cứ ngắm mãi không chán, có dịp lại đặt anh vẽ nữa nha. cảm ơn anh rất nhiều ạ!

 

Quỳnh Kool / Facebook

Qúa tuyệt vời bạn ơi, hơn cả sự mong đợi của mình luôn, không ngờ tranh vẽ lại đẹp hơn hình chụp luôn, mình rất hài lòng. Cảm ơn bạn rất nhiều!

Việt Anh / Facebook

Mình đặt gấp mà các anh vẫn giao rất nhanh chỉ một hai hôm. Tranh cực đẹp luôn. Cảm ơn các anh rất nhiều!

 

Đinh Minh Phương / Fakebook
Gọi ngay
Chat với chúng tôi qua Zalo
Facebook Messenger